Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản với đất nền công nghiệp:

Nền được rải phía sau cao hơn phía trước, có độ dốc từ trước ra sau nhằm tạo hiệu ứng tăng chiều sâu cho bố cục.
  cách làm hồ cá thủy sinh

Nhánh lũa chính được bố trí đúng vào điểm vàng của hồ nhằm tạo điểm nhấn. cách làm hồ cá thủy sinh 2

Bổ sung thêm 1 nhánh lũa nhỏ hơn nhằm tạo sự đối lập. cách làm hồ cá thủy sinh 3

Bố cục hoàn tất gồm 2 nhánh lũa tạo điểm nhấn vào điểm vàng của hồ. Trang trí thêm ít đá che chân lũa. cách làm hồ cá thủy sinh 4 Hoàn tất cách làm hồ cá thủy sinh. Một số phụ kiện thủy sinh các bạn có thể tham khảo tại đây: http://shop.saigonaqua.com/
Bài viết được trích từ link: http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-don-gian.html 

CÁCH LÀM HỒ THỦY SINH MINI - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh mini, các bước thực hiện được giới thiệu một cách đơn giản và dễ hiểu qua hình ảnh và video.

Thành phần phần cứng và nguyên liệu, phụ kiện:

1. Hồ  - ADA Cube Garden Mini M: 36 x 22 x 26cm 2. Đèn thủy sinh - ADA Solar Mini M 3. CO2 - ADA CO2 Advanced System Black, ADA Drop Checker 4. Đất nền thủy sinh:
  • ADA Aquasoil Amazonia
  • ADA Aquasoil Amazonia Powder
  • ADA Power Sand Special S
5. Phụ gia nền:
  • ADA Tourmaline BC
  • ADA Clear Super
  • ADA Bacter 100
  • ADA Penac P
  • ADA Penac W
6. Đá:  ADA Sado-Akadama Stone 7. Cây thủy sinh:
  • Micranthemum 'Monte Carlo'
  • Utricularia Graminifolia
  • Microsorum mini/petite
  • Microsorum pteropus 'Trident'
  • Anubias minima
  • Monosolenium tenerum

Các bước thực hiện cách làm hồ thủy sinh mini:


1. Chuẩn bị hồ:
  cách làm hồ thủy sinh mini
 2. Đổ Power sand vào: đây là phần đất nền cung cấp dinh dưỡng chính và lâu dài. cách làm hồ thủy sinh mini (1)
 3. Dùng cây san nền  điều chỉnh lại Power sand cao về phía sau để tạo chiều sâu cho bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (2)
4. Cho thêm các phụ gia nền, ko có cũng được, nếu có hồ sẽ mau ổn định, rễ cây phát triển nhanh, bám nền nhanh, và cây phát triển tốt hơn... cách làm hồ thủy sinh mini (3)   5. Đổ lớp nền chính Amazonia, là phân nền để làm giá thể cho rễ cây và cung cấp dinh dưỡng.cách làm hồ thủy sinh mini (6)
 6. Sắp xếp bố cục: bắt đầu bằng hòn đá chính ngay điểm vàng của hồ: cách làm hồ thủy sinh mini (8)
 7. Tiếp theo là các đá phụ để tô điểm cho đá chính và tạo sự  cân bằng trong bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (9)
8. Bổ sung thêm phân nền phía sau để tạo độ sâu cho bố cục và che chân đá, giúp đá tự nhiên hơn: cách làm hồ thủy sinh mini (10)
 9. Bổ sung nền cả ở những vị trí khác để hoàn tất bố cục theo ý tưởng: cách làm hồ thủy sinh mini (11)
 10. Cho nước vào hồ, đổ nước nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (12)  
 11. Tiến hành trồng cây, khu vực tiền cảnh trồng trước, dùng nhíp dài trồng cây: cách làm hồ thủy sinh mini (18)
12. Tiếp đến là trồng cây các khu vực khác:cách làm hồ thủy sinh mini (14)
 13. Trồng cây khu vực hậu cảnh: cách làm hồ thủy sinh mini (19)
 14. Mở đènlọc, hoàn tất: cách làm hồ thủy sinh mini (21)
 Hồ sau thời gian 9 tháng, bố cục đã hoàn thiện: cách làm hồ thủy sinh mini (16) cách làm hồ thủy sinh mini (24) cách làm hồ thủy sinh mini (23) cách làm hồ thủy sinh mini 22
 Như vậy ta đã hoàn thành các bước trong cách làm hồ thủy sinh mini. Không có gì khó đúng ko các bạn.

Video cách làm hồ thủy sinh mini:

http://www.youtube.com/watch?v=Uv0x42x-r7Y

Bài viết tham khảo tư liệu từ  web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-mini.html ‎

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

SƠ LƯỢC VỀ CÂY DƯƠNG XỈ - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Dù bạn là người đã đam mê trồng cây thủy sinh  hay chỉ hoàn toàn là người mới nhập môn thì cây dương xỉ luôn là một sự lựa chọn hay với cả hồ thủy sinh theo phong cách nature tự nhiên hay hồ cá vàng, cá Ali...
Dương xỉ có 2 nhánh chính: Dương xỉ Microsorum và dương xỉ Bolbitis.
Dương xỉ Microsorum được đại diện bởi dương xỉ java (dương xỉ lá thường) trong hàng ngàn họ dương xỉ khác nhau. Hầu hết chúng đều là thực vật biểu sinh -  những thực vật mọc trên giá thể như đá hay lũa thay vì trong đất. Dương xỉ thường được tìm thấy ở môi trường ẩm ướt như rừng nhiệt đới, dương xỉ java cũng thế, trong môi trường tự nhiên chúng phát triển vươn ra khỏi mặt nước chứ ko phải như trong hồ thủy sinh của chúng ta. Dương xỉ java thường được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á, chúng rất phổ biến ở đây.
Dương xỉ Bolbitis có tên thông thường là dương xỉ châu phi, một cái tên khá quen thuộc với người chơi thủy sinh. Chúng thường được tìm thấy ở khu vực rừng nhiệt đới CongGo hay khu vực Tây Phi.
cây dương xỉ trong tự nhiên

Môi trường sống cho cây dương xỉ:

Do đặc tính dễ sống và chịu được nhiều môi trường khác nhau nên dương xỉ ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi trong cộng đồng thủy sinh. Ở môi trường tự nhiên thì chúng phát triển lên khỏi mặt nước, ở nơi có bóng râm và ẩm ướt, chứ ko phát triển trong môi trường nước hoàn toàn như ở hồ thủy sinh. Dương xỉ cũng có thể sống trong môi trường nước lợ ngay cả trong môi trường nước mặn chúng cũng có thể chịu được trong thời gian dài tuy rằng không phát triển và có thể chết. Môi trường lý tưởng đối với cây dương xỉ trong hồ thủy sinh là  môi trường nước mềm có dòng chảy hợp lý, sử dụng phân nước và có co2.
cây dương xỉ trong tự nhiên 2

Ánh sáng cho cây dương xỉ:

Tất cả các loại cây dương xỉ trên thế giới đều thích bóng râm. Trong các trại cây người ta cũng trồng chúng ở khu vực có bóng râm và chúng thực sự phát triển rất tốt ở những điều kiện như thế này. Trong môi trường hồ thủy sinh thì chỉ cần 1 bóng huỳnh quang T8 là đã đủ nhu cầu ánh sáng cho cây dương xỉ nhưng do có nhiều loại cây đa dạng khác nhau được trồng  chung nên cường độ ánh sáng sẽ khác, ánh sáng sẽ mạnh hơn nhu cầu của chúng nhưng cây dương xỉ cũng sẽ thích nghi được.
dương xỉ châu phi

Sự hữu ích của cây dương xỉ:

Trong môi trường hồ cá thủy sinh, cây dương xỉ sẽ có những đặc tính tốt đem lại cho cá cảnh. Dương xỉ thường được trồng trong hồ cá dĩa, cá vàng và cá Ali... Những loài cá ăn cây cũng ko thể ăn được lá dương xỉ nên chúng ta có thể yên tâm.

Nơi trồng cây dương xỉ trong hồ thủy sinh:

Cả hai loại dương xỉ Javadương xỉ Châu Phi đều có kích thước trung bình khoản 30cm cao và 30cm đường kính, do đó chúng thường được đặt vào vị trí trung cảnh hay hậu cảnh, chúng sẽ tạo nên hiệu ứng riêng khác hẳn các loại cây trồng khác
.cây dương xỉ lá thường 1

Cố định dương xỉ trên giá thể như thế nào?

Cố định nhánh dương xỉ trên 1 hòn đá hay lũa thích hợp, có thể dùng dây cước câu cá, dây rút hay chỉ may. Sử dụng 1 hòn đá nham thạch có bề mặt xù xì sẽ tốt hơn 1 cục sỏi trơn nhẵn. sau vài tháng cây dương xỉ sẽ gắn chặt vào giá thề và ta có thể tháo dây buộc ra nếu muốn.
dương_xỉ_lá_hẹp_1

Cung cấp dinh dưỡng cho cây dương xỉ như thế nào?

Do được trồng trên mặt nền nên dinh dưỡng trong phân nền sẽ ko hữu ích lắm với cây dương xỉ, do đó ta cần bổ sung phân nước và sủi co2 thường xuyên.dương_xỉ_châu_phi_1

Nhân giống cây dương xỉ:

Đơn giản chỉ là ta cắt phần rễ của chúng ra thành những nhánh mới, nên đảm bảo nhánh mới có phần rễ khỏe mạnh và có từ 2-3 lá trở lên. Ngoài ra đối với cây dương xỉ Java những bào tử của cây con thường phát triển dưới lá cây chứ ko phải bị bệnh như một số người nghỉ. Chúng ta chỉ việc tách những chồi non này ra và buộc lên giá thể khác là có thêm một nhánh dương xỉ. cây dương xỉ _nhân giống javafern

Giá cả của chúng ra sao?

Do đặc tính phát triển chậm so với nhiều loại cây trồng khác nên chúng có giá khá cao.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/duong-xi/
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com/ theo link http://saigonaqua.com/2014/07/so-luoc-ve-duong-xi.html
Author: Denis Phương

RÁY THỦY SINH - SƠ LƯỢC - ĐẶC TÍNH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

RÁY THỦY SINH - SƠ LƯỢC - ĐẶC TÍNH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

CÁC LOẠI RÊU THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

1. Rêu thủy sinh - Minitaiwan:

Đây là loại rêu tôi rất ưa thích, khi bung tán bonsai sẽ rất đẹp nhưng rêu này phát triển tương đối chậmso với nhiều loại rêu thủy sinh khác .
  rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Leaves-s rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-01-s
So sánh Minitaiwan và Taiwan:


rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-02-s
Quan sát qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Mini-Taiwan-Moss-Microscope-01-s

2. Rêu thủy sinh - Weeping:

Rêu sẽ rủ xuống khi phát triển, tạo nên 1 sự cuốn hút riêng. Rêu này cũng rất hay được dùng để cột lũa bonsai.
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-01-s
rêu thủy sinh_Weeping-Moss-Closeup-02-s

3. Rêu lửa - Flame moss:

Nó có tên gọi đó do khi phát triển nó có xu hướng vươn về phía ánh sáng giống như hình ảnh ngọn lửa đang cháy sáng.

Sau vài lần cắt tỉa rêu sẽ lên khá dày như hình:

4. Rêu thủy sinh - Peacock:

Đây cũng là rêu hay dùng để cột lũa bon sai, tán rêu khi  bung lớn hơn minitaiwan nhiều nên có thể ảnh hưởng đến bố cục, nên tính toán kỹ khi sử dụng rêu này trên lũa.
Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Peacock-Moss-Microscope-01-s

5. Rêu thủy sinh - Java (rêu cá đẻ):

Rêu này rất hay được Sir Amano sử dụng trong các hồ thủy sinh của ADA, mặc dù tán rêu ko đều và thưa nhưng nếu cắt tỉa thường xuyên rêu cũng phát triển khá dày, rêu này còn một tác dụng khá tốt là loại bỏ độc tố và giúp ổn định môi trường nên thường được nuôi trong hồ tép kiểng.

rêu thủy sinh_Java-Moss-Closeup-Leaves-02-s
rêu thủy sinh_Java-Moss-02-s

Hình ảnh qua kính hiển vi:
rêu thủy sinh_Java-Moss-Microscope-01-s
 
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cac-loai-reu-thuy-sinh.html
Các loại rêu các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/cay-thuy-sinh/reu-thuy-sinh/
Author: Denis Phương

Tép RC (Tép red cherry) - Kiến thức cơ bản - Cửa hàng SaiGon Aqua

Tép RC (Tép red cherry), bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức cơ bản về loài tép red cherry mà dân chơi thủy sinh Việt Nam hay gọi là tép đỏ RC .Đây là một loại tép dễ nhất sống trong môi trường nước ngọt. Tép rc xuất xứ từ Đài Loan, là giống tép nhỏ, con trưởng thành có thể lên tới 4cm chiều dài, tuổi thọ vào tầm 1-2 năm. Việc nuôi dưỡng tép RC khá dễ dàng ko cần phải có hồ rộng hay thức ăn đặc biệt, điều kiện sinh sản cũng dễ dàng. Tép RC cũng hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với cá, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn vệ sinh nền và ăn rêu tảo hại rất tốt, tốt hơn cả những loại cá chuyên ăn rêu hại khác, đúng là 1 công đôi lợi.

Môi trường thuận lợi:

  • Nhiệt độ 14-29 ° C (57-84 ° F) tốt nhất ở mức 22 ° C (72 ° F)
  • PH: 6,5-8, nếu pH kiềm nhẹ là tốt nhất.
  • Hàm lượng nitrat và nitrit thấp, không có đồng hay kim loại trong nước. Bất cứ loại tép nào cũng đều rất nhạy cảm với đồng nên cần phải thật cẩn thận với kim loại này, ko nên để tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào.
tép rc ăn

Môi trường sống tép đỏ:

Hồ thủy sinh là môi trường sống rất  tốt cho tép RC, dễ sinh sản, khi đã thích ứng sẽ phát triển nhanh. Nên cho rêu và dương xỉ vào hồ nuôi tép RC vì những loại cây này thích hợp và chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tép phát triển, ngoài ra cây cối cũng là nơi để tép con lẩn trốn và tép mới lột xác, khi đó vỏ tép rất mềm và yếu, dễ bị cá và tép khác làm hại . Tép RC biến đổi màu sắc theo màu nền và môi trường xung quanh.Nếu chúng được nuôi trong một hồ có nền màu sáng, tép sẽ trở nên nhạt màu, hoặc thậm chí trong suốt. Trên một nền màu tối hơn, tép RC sẽ thể hiện màu đỏ một cách rõ rệt nhất. Màu sắc của tép RC cũng phụ thuộc vào các loại thực phẩm hàng ngày của tép (thức ăn tươi sống cung cấp những chất đạm và chất béo có nhiều dinh dưỡng có lợi hơn so với các loại thực phẩm chế biến sẵn), ngoài ra thì pH của nước và nhiệt độ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến màu sắc và sức khỏe của tép. 5

Đặc tính sống tép đỏ:

Tép hoạt động cả ngày và ít khi nào đứng yên. Tép đỏ lột vỏ định kỳ và ta nên để lại bộ vỏ để tép ăn bổ sung lượng canxi, khoáng chất đã mất. Khi mang trứng tép có xu hướng ẩn nấp nhiều hơn và khi thấy nguy hại sẽ xả bỏ trứng, lúc này tép sẽ cần môi trường cây cối nhiều để ẩn nấp.tép rc 2

Chế độ dinh dưỡng:

Tép là loài ăn tạp, chúng rất thích ăn tảo. Ngoài ra thì thức ăn tươi sống và rau quả cũng cần được bổ sung thêm cho tép: đậu que luộc mềm, cà rốt, dưa leo. Lá bàng cũng hay được dùng cho tép ăn để bổ sung chất đề kháng giúp chúng khỏe hơn, nên luộc lá bàng để bớt vàng nước và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Thức ăn chế biến đặc biệt cho tép của một số nhà cung cấp cũng khá phù hợp cho tép RC. Thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống của tép vì thế ko nên cho ăn dư thừa và cần phải lấy ra khi tép ăn ko hết. Thức ăn và nước nuôi tép nên loại bỏ đồng và kim loại nặng vì nhưng chất này sẽ gây độc cho tép. rc-eater2

Phân biệt giới tính tép đỏ:

Con đực thường nhỏ hơn, dài hơn, đuôi hẹp và màu sắc ko đẹp bằng con mái. Con mái màu sắc đẹp hơn và to hơn. Phần lưng của con mái vào kỳ sinh sản sẽ có vùng tam giác trắng vàng trên lưng gọi là trứng lưng, nhìn khá giống yên ngựa. Khi xuất hiện yên ngựa trên lưng  chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối, sinh sản.

Tép RC đực:

tép rc đực

Tép RC mái:

tép Rc mái

Sinh sản:

Trứng sẽ phát triển trên lưng con mái thành một vùng tam giác giống như yên ngựa, chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối. Lúc này tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong môi trường nước để thu hút con đực. Những con đực khi cảm nhận được chất này sẽ bị kích động, bơi lội rất nhiều và tìm kiếm con mái để giao phối. Trứng khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Mỗi lần giao phối sẽ thụ tinh tầm 20-30 trứng, sau 2-3 tuần sẽ nở. Vào giai đoạn cuối khi sắp nở chúng ta sẽ nhìn thấy 2 chấm đen trong trứng đó chính là mắt của tép con. Tép con khi mới nở tầm 1 mm nhưng có đầy đủ bộ phận như 1 con tép RC trưởng thành, màu sắc thường nhạt và trong suốt. Thời gian đầu khi mới nở tép con thường ẩn nấp và ăn những màng nhầy trên lá cây. Sau khi cứng cáp hơn tép sẽ bơi lội nhiều và ăn rêu tảo trong hồ. Tép mái sau khi xả trứng vài ngày nếu gặp môi trường thuận lợi sẽ mang trứng tiếp.trứng tép rcred_cherry_shrimp_eggs2_th

Tép đồng huyết:

Tép trong môi trường bể thủy sinh rất dễ bị đồng huyết do giao phối cận huyết, khi đó tép sẽ thường bị nhạt màu và dễ chết. Nên giao lưu với những người chơi khác hay mua thêm giống mới để bổ sung hàng năm. Sau đây là hình của tép RC bị đồng huyết, chỉ còn ít chấm đỏ trên thân.
red_cherry_shrimp_baby_thNgoài ra  cũng là mối nguy hại lớn cho tép, hồ nuôi tép ko nên nuôi chung với cá vì cá có thể ăn tép hoặc rỉa tép chết.ca_an_tep
Đó là những kiến thức cơ bản về tép red cherry hay còn gọi là tép RC, ngoài ra tôi sẽ có thêm một bài về cách phân hạng tép RC vào thời gian tới.

Bài viết được chia sẻ từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/kien-thuc-tep-rc.html
Một số loài tép cảnh các bạn có thể thqam khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/tep-kieng/